HỌC SINH - SINH VIÊN TIÊU BIỂU
“Nhờ học nghề, nên em đã có thể tự lo cho em” Huỳnh Văn Triều – Sinh viên hệ Cao đẳng nghề, nghề Điện tử công nghiệp đã vui mừng thông báo đến tôi rằng em vừa hoàn thành xong kỳ thi tốt nghiệp tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn.
“Em học Chế tạo thiết bị cơ khí vì thấy hàng xóm mở xưởng cơ khí khá ổn” Năm 2016, hoàn thành xong THCS, tất cả bạn bè học cùng lớp 9 với Huỳnh Văn Hà thi vào lớp 10, riêng Hà thì không thi. Hà chọn học nghề Chế tạo thiết bị cơ khí tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn. Gia đình không muốn Hà học nghề ở tuổi 15, 16, nhưng Hà vẫn quyết tâm “vì thấy hàng xóm mở xưởng cơ khí khá ổn”.
“Bạn em sẽ đến đây để học nghề sau khi thi xong THPT quốc gia” Tốt nghiệp THCS vào năm 2016, Trần Võ Nguyên được ba động viên đi học nghề và sau thời gian tìm hiểu, Nguyên đã chọn nghề Điện công nghiệp tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn để đăng ký xét tuyển. Khi bạn bè cùng trang lứa tiếp tục học THPT thì Nguyên lại vừa học văn hóa THPT tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn và vừa học nghề tại đây.
“Hôm nay, bạn em thi THPT quốc gia, còn em thi tốt nghiệp cao đẳng” Võ Văn Phong – Sinh viên Hệ Cao đẳng nghề Liên thông, Khóa 12 đã nói với tôi như trên trước khi em bước vào kỳ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn.
“Em đã có thể “sống khỏe” với nghề đang học” Hồ Đình Siêu đã khẳng định với tôi như trên khi em vẫn đang còn là sinh viên Hệ Cao đẳng nghề (Khóa 10) – Nghề Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn.
Sinh viên Nguyễn Hà Vi: “Em thấy hợp với nghề Công nghệ thông tin” Tốt nghiệp THPT, đăng ký dự tuyển vào Đại học và học y sĩ đa khoa (hệ cao đẳng), nhưng được 1 học kỳ thì dừng lại vì cảm thấy không hợp, để rồi cuối cùng, Nguyễn Hà Vi đã chọn học nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn. Với Vi, em đã làm quen với Công nghệ thông tin từ khi học nghề này ở bậc THPT và “thấy hợp”.
“Với em, học nghề Cơ điện tử là một cơ duyên” Với thành tích học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa, từng tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh và luôn đạt điểm cao khi học các môn Văn, Sử, Địa trong thời gian học THPT, cho nên Nguyễn Mạnh Cường đã không đắn đo khi đăng ký dự tuyển vào các trường Đại học thuộc mảng Luật, Báo chí.
“Em học nghề Hàn vì dễ tìm việc và có thu nhập cao” Tốt nghiệp THPT, Ngô Quang Trung cùng anh trai rời Xã Mỹ Thọ, Huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định để vào Bình Dương làm cửa sắt. Lao động phổ thông, công việc nặng nhọc đã “vắt kiệt” sức của Trung. Bên cạnh đó, lương thấp làm Trung thêm chán nản nên Trung suy nghĩ cần phải học nghề để có kỹ năng nghề, có bằng cấp và hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn.
“Sau khi tốt nghiệp, em sẽ làm việc với hệ thống điện năng lượng mặt trời” Đó là khẳng định chắc chắn của sinh viên Trần Xuân Hạ - Lớp Cao đẳng nghề (Khóa 10), nghề Điện Công nghiệp (B), chuẩn bị tốt nghiệp từ Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn.
“Học nghề để có kỹ năng nghề và thoát nghèo” Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân, đông anh chị ở Xã Cát Thành, Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định, nên ngay từ nhỏ, Huỳnh Văn Nam đã phải phụ giúp gia đình việc đồng áng, tự lo nhiều việc cho bản thân, tự học. Khi Nam đang học lớp 8, ba Nam đau nặng và mất sức lao động từ đó. Để rồi, không những 6 anh chị, mà Nam cũng phải kéo cày để chung tay phụ giúp gia đình.
Nữ sinh chọn nghề “nam tính” Trần Xuân Phương Trinh (23 tuổi, quê ở TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) hiện là sinh viên năm 2 lớp cắt gọt kim loại A, khoa Cắt gọt kim loại, Trường CÐ Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn. Cô là nữ sinh duy nhất trong lịch sử 15 năm hình thành bộ môn Cắt gọt kim loại. Không chỉ là “của hiếm”, cô còn là “của quý” khi sở hữu thành tích học đáng nể, hoạt động phong trào sôi nổi.